“MỀM HÓA” NHỮNG BÀI TẬP XƠ CỨNG

“MỀM HÓA” NHỮNG BÀI TẬP XƠ CỨNG

11:15 - 13/05/2021

Làm sao để thực hiện một triết lý rất đơn giản với học sinh Tiểu học là “học mà chơi”, để các em thích thú hơn với việc học, không còn cảm thấy việc học là một gánh nặng? Cùng báo Giáo dục & Thời đại đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Dạy con học: Nên phối hợp cùng thầy cô thay vì phó thác
Cộng đồng Webtretho tin chọn và yêu thích sản phẩm của Giáo Dục 123
GIÁO DỤC LÀ MÔI TRƯỜNG TỐT ĐỂ PHÁT TRIỂN CNTT
TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: TRÁCH NHIỆM VÀ HẠNH PHÚC
THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC “3 TRONG 1”

Ngay cả ở những lớp học hai buổi/ngày, bài tập về nhà vẫn luôn là áp lực với các em học sinh Tiểu học. Không chỉ do số lượng bài phải hoàn thành, mà quan trọng hơn, đó là sự xơ cứng trong hình thức bài tập, chỉ coi trọng kết quả cuối cùng mà không cần biết con đường đi đến kết quả đó có gây hứng thú cho việc học của trẻ hay không.

Bài tập về nhà vô hình chung làm gia tăng áp lực học tập cho trẻ

Hiện tại, hầu hết các trường phổ thông trong cả nước vẫn đang sử dụng hệ thống chương trình sách giáo khoa (SGK) được thay cuốn chiếu đến lớp 12 từ hai năm nay, kèm theo đó là đổi mới phương pháp dạy học. Những đổi thay tích cực mà chương trình SGK mới đem lại cho việc dạy và học là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, áp lực học với các em học sinh vẫn còn nặng nề, đặc biệt là với Tiểu học. Ngoài học ở trường buổi chính, làm bài tập ở buổi thứ hai, các em vẫn phải có bài tập về nhà. Riêng bài tập cho 2 ngày nghỉ cuối tuần, trong các buổi họp phụ huynh đều thống nhất cần giao thêm bài về nhà cho các em, vì văn ôn võ luyện, sau hai ngày nghỉ mà “buông” hẳn sách vở là đầu tuần sẽ phải mất công khởi động lại. Thông thường các cô giáo tự mình soạn các bài tập Tiếng Việt và Toán rồi in và photo copy phát cho học sinh, theo mẫu trong SGK hoặc sách bài tập. Tuy nhiên, dù các giáo viên đã rất nỗ lực nhưng các bài tập cuối tuần giao về cho học sinh đều chưa đổi mới hình thức được bao nhiêu, vẫn chỉ “cốt đúng chứ chưa cốt hay”, như một số phụ huynh nhận xét. Thôi thì có còn hơn không, thêm một lần nhắc lại kiến thức cũng không thừa.

Làm sao để thực hiện được một triết lý rất đơn giản với học sinh Tiểu học là “học mà chơi”, để các em thích thú với việc học?

Từng dự nhiều giờ dạy ở Tiểu học, từng nghiên cứu nhiều sách tham khảo, sách bài tập, sách bổ trợ kiến thức kỹ năng trên thị trường trong và ngoài nước, chứng kiến thực tế việc học hành của con trẻ Việt Nam hiện nay, chị Thục Linh – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Giáo dục 123 tâm sự: Chúng tôi rất trăn trở với mục tiêu rất nhân văn và rất khoa học của giáo dục Tiểu học, đó là làm sao cho trẻ em thích học. Cũng là thực hiện một phép tính, một bài toán, một câu hoặc một đoạn văn, nhưng làm sao cho trẻ thấy hấp dẫn, hào hứng; cũng là bộ ghép chữ, ghép số nhưng làm sao cho tiện lợi, an toàn cho các em trong quá trình thao tác, đó là một quá trình nghiên cứu rất công phu. Phải để tâm tìm tòi thì mới ra được những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó. Phiếu bài tập cuối tuần và Bộ thiết bị thực hành Toán và Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 của chúng tôi mới ra đời có thể coi là một bộ sản phẩm như vậy, tiếp nối những sản phẩm khác đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay, cũng với triết lý đơn giản trên. Vẫn bám sát chương trình SGK hiện hành, nhưng hình thức của các bài tập đã được “mềm hóa”, trình bày bắt mắt, tạo được tâm lý hứng khởi cho các em khi tiếp xúc với những bài tập đó.

TS Trần Thị Minh Phương (Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT) nói: Đó là các tài liệu bổ trợ cho việc dạy và học, đạt yêu cầu cả về kiến thức và kỹ năng, việc thể hiện lại được hình tượng hóa nên các em rất thích thú. Trên thị trường có rất nhiều tài liệu bổ trợ nhưng không phải tài liệu nào cũng đạt yêu cầu như vậy. Vì vậy, các phụ huynh cần xem xét kỹ trước khi quyết định mua các tài liệu bổ trợ này, và giáo viên cũng nên coi việc định hướng lựa chọn cho phụ huynh và học sinh là trách nhiệm của mình.

So sánh sách bài tập được phát hành “trong luồng” hiện nay với Phiếu bài tập cuối tuần trên đây, chúng tôi thấy rõ những ưu điểm của những tờ bài tập được “mềm hóa” bằng những câu chuyện, viết bằng chữ thường như chữ viết của học sinh, ngay hàng thẳng lối, bên cạnh những hình vẽ minh họa hấp dẫn… Chắc chắn khi thực hiện những bài tập này, các em sẽ có cảm giác như một cuộc khám phá vào những vùng đất mới lạ, kỳ thú.

Điểm nổi bật của mô hình trường học mới chính là đổi mới các hoạt động sư phạm với hệ thống tài liệu hướng dẫn, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn học tập của học sinh, làm sao để hoạt động học tập không còn là gánh nặng nữa mà trở nên nhẹ nhàng hơn, lý thú hơn, hấp dẫn hơn và bổ ích hơn. Những tài liệu học tập đạt được mục đích trên đây đều đáng khuyến khích. Và đó cũng chính là đích hướng đến của chương trình giáo dục mới sau 2015.

(Theo Báo Giáo dục & Thời đại)

=============================
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 123
Trụ sở Hà Nội: 140A 4, khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng miền Nam: 41/41 - P.Thảo Điền - Quận 2 - TP.HCM
hotline: 0349.123.313
Email: info@gd123.vn